3 bước trong quy trình bón phân cho lúa mà bà con cần biết

Trong quy trình bón phân cho lúa, dinh dưỡng của cây là điều đặc biệt quan trọng. Một cây lúa khỏe là cây lúa có đầy đủ 13 chất dinh dưỡng sau đây. Cùng cokhitrauvang.com xem đó là gì nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa là: cacbon, oxi, hyđrô (từ thiên nhiên) và các chất khoáng : nitơ (N), phốtpho (P), kali (K), canxi (Ca), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), magiê (Mg), mangan (Mn), molybden (Mo) , bo (B), silic (Si), lưu huỳnh (S).

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn là: nitơ, phốtpho và kali, các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít.

Cụ thể:

Nitơ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa, giúp thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cho sự sinh trưởng và phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao. Cây lúa hút nitơ nhiều nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh và làm đòng.

Thiếu Phốtpho cây còi cọc, số lá ít, lá ngắn, phiến lá hẹp, lá dựng đứng, xanh tối, đẻ nhánh kém, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép, số bông và số hạt/bông đều giảm. 

Nitơ

Kali giúp bộ rễ tăng khả năng hút và giữ nước nhất là trong lúc gặp khô hạn, tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa. Cây lúa thiếu Kali sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. 

Các giai đoạn cần bón phân cho lúa

Giai đoạn trước khi làm đất

Đất bị chai hóa, không còn đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cây thiếu tươi tốt, chậm phát triển. Do đó, việc bón phân đầu tiên này ở quy trình bón phân cho lúa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trước khi gieo trồng là điều vô cùng cần thiết.

quy trình bón phân cho lúa

Lựa chọn tối ưu nhất cho bà con là sử dụng các loại phân chuồng, phân trùn quế, phân vi sinh, phân hữu cơ đã qua xử lý. Đây là những loại phân có khả năng đảm bảo an toàn tốt cho đất, không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn mang lại hiệu quả tự tái tạo, tăng độ xốp.

Giai đoạn làm đất

Đây là giai đoạn trước khi gieo cấy nhằm mục đích làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời tiêu diệt mầm mống sâu bệnh và cỏ dại, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

quy trình bón phân cho lúa

Trong quy trình bón phân cho lúa ở giai đoạn này cũng cần bón phân lót trước khi gieo trồng. Nó giúp bổ sung nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo, từ đó những hợp chất khó phân hủy trong phân bón có đủ thời gian để tan rã, khi cây ra rễ có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.

Giai đoạn gieo mạ

Chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúp cho cây lúa khi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển sau này thuận lợi…

Giai đoạn gieo mạ

Vì vậy trong quy trình bón phân cho lúa, thời kỳ này mạ cần phải hấp thụ dinh dưỡng từ đất để rễ cây khỏe, cho cây mạ khỏe và việc bón phân cũng đặc biệt chú trọng.

Giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây lúa non

Giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây lúa non

Thời kỳ này cây lúa non có thể tính từ sau cây mạ đến khi lúa bắt đầu đẻ nhánh. Từ lúc này cây lúa non sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để sống, cần‎ chăm sóc, bón thúc cho cây con phát triển. Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là sử dụng đúng lượng và loại phân bón.

Giai đoạn cây lúa lớn nhanh

Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển với tốc độ để tiến tới bước thu hoạch, là thời điểm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng toàn bộ vụ lúa.

Giai đoạn cây lúa lớn nhanh

Và cuối cùng tùy vào giống lúa ngắn ngày hay dài ngắn, bà con nông dân sẽ bắt đầu thu hoạch và tiếp tục cho những quy trình sản xuất lúa sau này.

Các cách bón phân và quy trình bón phân cho lúa

Giai đoạn 1: Bón lót

Bà con bón lót cho lúa bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân, phân đạm, kali trước khi cày bừa lần cuối. Bà con có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm phân đạm và kali để lót. 

Bón lót

Lưu ý đối với giống ngắn ngày nên bón nhiều kali để lúa được bổ sung sớm để kích thích đẻ nhánh. Đối với lúa cấy mạ, bà con cần bón lót khoảng ⅓ đến ⅔ lượng đạm cho ruộng.

Để đất được phục hồi hiệu quả, nhà nông nên lựa chọn loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên; kết hợp bổ sung lượng vi sinh hợp lý để dinh dưỡng trong đất phân giải nhanh chóng. Ví dụ phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNfit ….

Giai đoạn 2: Bón thúc

Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh, đây là giai đoạn từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa. Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết. 

Bón thúc

Dành khoảng 1/2-2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh, giúp cho lúa đẻ nhánh nhanh chóng, tập trung và để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm.

Trong các trường hợp: giống lúa ngắn ngày, giống lúa dài ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi cấy cao thì bà con cần bón thúc nhiều đạm.

Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).

Giai đoạn 3: Bón thúc cây lúa trổ đòng

quy trình bón phân cho lúa, giai đoạn bón này là khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày.

Những giống lúa đẻ ít, nhưng bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông lúa to, nhiều hạt, chắc, đạt năng suất cao nhất. Nếu đã bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng.

Lúa trổ đòng

Lúa trổ đòng trong quy trình bón phân cho lúa

Nên sử dụng phân bón Kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.

Lưu ý trong quy trình bón phân cho lúa

Chú ý đến loại phân bón cho từng giai đoạn

Với quy trình bón phân cho lúa, bà con cần chú ý đến các loại phân bón sau:

  • Bón lót cần bón phân chứa Urea + Lân, cần thiết thì bón thêm Kali, chẳng hạn bà con có thể sử dụng phân bón NPK Hà Lan.
  • Trong giai đoạn bón thúc, lúa cần nhiều Đạm và Lân nên dùng phân bón NPK Seven Lúa F1 hoặc NPK BigOne Lúa F1 với lượng 10-15 kg/1000m2/lần.
  • Loại phân bón sử dụng trong bón đón đòng mà bà con có thể tham khảo là phân NPK Seven Lúa F2, NPK BigOne Lúa F2 hoặc NPK Mega Lúa 2 với lượng bón 15-20 kg/1000m2/ lần nhằm đáp ứng nhu cầu cao về Đạm và Kali của lúa trong giai đoạn này.

Chú ý đến liều lượng phân cần bón 

Các công thức trên trong quy trình bón phân cho lúa chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên nhu cầu cần thiết của cây trồng. Khi bón phân cần dựa theo tình trạng đất, giống cây trồng, lượng phân bón để bón phân hợp lý. Không nên để ra tình trạng thiếu thừa dưỡng chất.

Nên bổ sung thêm lượng trung và vi lượng cho cây trồng. Phối hợp thêm phân hữu cơ vi sinh, làm tăng màu mỡ đất, giúp tăng năng suất cây trồng.

liều lượng phân cần bón 

Một nông cụ giúp bà con định lượng, không hao tốn thuốc bón phân chính là bình phun phân bón, một sản phẩm không thể thiếu với bất cứ nhà nông nào.

bình phun phân bón

Ở Trâu Vàng chuyên cung cấp các bình xịt điện với dung tích lớn đến từ nhiều thương hiệu: Con ong vàng, Oshima,… Chỉ với 1 lần sạc điện, bà con có thể sử dụng liên tục 4-6 giờ, chất liệu bình làm bằng nhựa cứng, thành bình dày và chắc chắn.

bình xịt điện

Ngoài những dòng bình phun điện, bà con tham khảo thêm mẫu bình xịt sử dụng động cơ 2 thì nhiên liệu xăng mạnh mẽ, giúp bà con cơ động trên mọi địa hình mà không phải lo tìm kiếm nguồn điện.

bình xịt sử dụng động cơ 2 thì nhiên liệu xăng

Dòng máy này sở hữu phạm vi phun xa lên tới hơn 12m với độ tỏa dung dịch rộng. Dung tích bình dung dịch lên tới 20l và bình dầu 2l giúp hỗ trợ bà con tiết kiệm thời gian thay vì phải bổ sung thêm nhiên liệu nhiều lần.

Lựa chọn địa chỉ mua phân bón uy tín tại Hà Nội

Điện máy Trâu Vàng luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm – dịch vụ, dịch vụ sau bán hàng luôn được đưa lên hàng đầu. Là một đơn vị tâm huyết với lĩnh vực nông nghiệp.

Chính sách mua hàng

Đội ngũ kĩ thuật sẵn sàng tư vấn các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và hướng dẫn thao tác đúng cách cho nông dân sử dụng một cách thành thạo.

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Giá kéo cắt cành bằng pin cập nhật mới nhất tháng 12/2023