Có thể bạn chưa biết – Tác dụng vàng của phụ phẩm nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp từ trước đến nay vẫn được ví như ‘mỏ vàng’ của ngành nông nghiệp bởi những giá trị to lớn mà nó đem lại trong các lĩnh vực. Tuy nhiên hiện nay, có thể vẫn còn rất nhiều bà con chưa hiểu và chưa biết cách tận dụng nguồn tài nguyên vô giá này vào đời sống cũng như công việc của mình. Vậy thì, hãy cùng cokhitrauvang.com tìm hiểu những tiềm năng từ phụ phẩm nông nghiệp là gì nhé!

phụ phẩm nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp là gì ?

Phế phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp.

Nguồn gốc phát sinh phế phẩm nông nghiệp từ quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực phẩm…Các phế phẩm nông nghiệp chủ yếu là  vỏ trấu, mùn cưa, bã mía, cùi ngô, bẹ ngô, xơ dừa, rơm, rạ…Đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ luôn luôn tồn tại và ngày càng gia tăng.

phụ phẩm nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

Riêng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng trấu thu gom được lên tới 1,4 – 1,6 triệu tấn. 

Thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hiện nay

Nước ta là một nước nông nghiệp, vì thế lượng phụ phẩm nông nghiệp hàng năm là rất lớn. Với tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng, tái chế thì không những tạo thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường.

thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp

 Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế. Nguồn phụ phẩm tái chế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra chúng trong khi đó nguồn thu mua chủ yếu chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, thành phố hay khu đông dân cư. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên việc thu gom, phân loại và tái chế còn nhiều khó khăn. 

Một số loại phụ phẩm nông nghiệp hay được sử dụng 

1.Phụ phẩm từ lúa gạo 

Phụ phẩm từ lúa gạo gồm có rơm, rạ, vỏ trấu. Rơm, rạ là phần thân và gốc của cây lúa sau khi tách hết phẩn hạt. Vỏ trấu và phần vỏ bên ngoài của hạt lúa. Hạt lúa sau khi tách phần vỏ thành hạt gạo.

Vỏ trấu

Hiện nay, một phần nhỏ rơm rạ được sử dụng làm phân bón sinh học, còn lại chủ yếu là đốt bỏ ngay trên đồng ruộng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường. Nếu biết tận dụng nguồn rơm rạ này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt.

rơm rạ

 Vỏ trấu trước kia thường hay được sử dụng làm chất đốt hay trộn với đất sét làm vật liệu xây dựng….Không những trấu được sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt mà còn được sử dụng như một nguồn nguyên liệu thay thế cung cấp nhiệt trong sản xuất với giá rất rẻ.

2.Phụ phẩm từ ngô

Phụ phẩm từ ngô bao gồm lõi ngô, bẹ ngô, lá và thân ngô. Lõi ngô là phần bắp ngô sau khi tách hết hạt. Bẹ ngô hay còn gọi là vỏ ngô, áo ngô.Đó chính là phần vỏ bọc bên ngoài bắp ngô.

phụ phẩm từ ngô

Thông thường, lõi ngô, lá và thân ngô, sau khi thu hoạch được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc khi còn tươi hoặc làm chất đốt khi thân và lá đã khô. Nhiệt lượng mà thân và lá ngô cung cấp tương đối lớn. Nhưng hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông nghiệp rất ít sử dụng nguồn nhiên liệu này.

3.Phụ phẩm từ những nguồn khác

Ngoài phụ phẩm từ lúa, ngô còn có các nguồn phế phẩm khác từ cây mía, cây cà phê, lạc, đậu tương, dừa…

bã mía

Hàng năm, lượng phụ phẩm từ những nguồn này chiếm phần trăm tương đối lớn, trong khi đó, có thể tái chế thành dạng nguyên liệu hay nhiên liệu khác phục vụ sinh hoạt và đời sống con người vừa nâng cao chất lượng cuộc sống vừa giảm thiểu lãng phí.

Một số giải pháp để tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông nghiệp

Mô hình làm nghề thủ công mỹ nghệ kết hợp nông nghiệp

 Tại một số địa phương, tận dụng nguồn phế phẩm từ lúa và ngô dùng làm nguyên liệu trong một số nghề thủ công. Điển hình là sử dụng bẹ ngô, xơ dừa và rơm để làm một số mặt hàng thủ công, có tính thẩm mỹ chưa cao.

thảm từ bẹ ngô

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân là người khuyết tật huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa, từ bẹ ngô, họ làm thành những tấm thảm dùng trong gia đình và sản phẩm buôn bán

Bên cạnh những thàm xơ dừa bẹ ngô ra, còn có thể tận dụng nguồn phụ phẩm từ lúa là rơm để làm ra những sản phẩm khác như chổi rơm, dép rơm… Những mặt hàng này còn dùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

chổi rơm

Trồng nấm từ rơm 

Công việc trồng nấm không quá phức tạp và nặng nhọc. Cây nấm phát triển không đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Nguyên liệu trồng nấm là các phế phẩm từ nông nghiệp có sẵn như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa, lõi ngô…Vì vậy, hầu hết các hộ nông dân đều có khả năng tham gia trồng nấm được.

nấm rơm

Đối với nấm rơm, nguyên liệu chủ yếu là rơm. Rơm sau khi mua về bỏ hết những cọng thối, thâm đen sau đó chặt thành những khúc nhỏ khoảng 10 – 20 cm cho vào bể chứa nước vôi, ngâm, rồi đem ủ trong vòng 8 ngày.

Sau 8 ngày đem rơm đã ủ ra chờ ráo nước, rồi cho vào bịch nilon (có kích thước 15 x 20cm) và cấy meo vào bịch. Kể từ ngày cấy meo đến 1 tháng sau thì nấm bắt đầu cho thu hoạch và có thể cho thu hoạch liên tiếp trong ba tháng sau.

trồng nấm từ rơm

Trong thời gian đó, cấn thường xuyên quan sát và theo dõi để có biện pháp tăng hay giảm độ ẩm nhằm chống hiện tượng thối thân nấm.

Chế biến phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ 

Như trên ta thấy, Việt Nam có một nguồn nguyên liệu từ rơm rạ tương đối lớn. Trong khi đó, rơm có rất nhiều mục đích sử dụng. Thay vì từ xưa tới nay, rơm chỉ được dùng làm chất đốt, thức ăn dự trữ cho gia súc thì nay, rơm còn được dùng để chế biến phân hữu cơ vi sinh.

phân vi sinh từ rơm

Theo các chuyên gia, việc sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ sẽ giúp hạn chế, phòng chống bệnh vàng lá, giúp cứng cây, phát triển cân đối, đẻ nhánh tập trung nên giảm được tỷ lện sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, phân hữu cơ từ rơm rạ cũng mang lại kết quả cao trên các cây trồng khác như ngô, khoai, rau màu….

phân vi sinh

Ngoài việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch, làm thành phân bón hữu cơ còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí CO2 do đốt rơm rạ. Đây là điều kiện để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

Những giải pháp trên đây đã được sử dụng thành công ở một số địa phương. Và ngoài những cách trên còn rất nhiều giải pháp khác bà con có thể tham khảo ở các bài viết khác của Trâu Vàng. Hi vọng bà con có thể tận dụng tốt nguồn phụ phẩm nông nghiệp gia đình mình!

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Giá kéo cắt cành bằng pin cập nhật mới nhất tháng 12/2023