Tổng hợp những cách xử lý phụ phẩm cây trồng hợp lý nhất!

Xử lý phụ phẩm cây trồng như thế nào cho hợp lý? Đây vẫn luôn là câu hỏi mà Trâu Vàng nhận được rất nhiều từ bà con nông dân và những khách hàng quen thuộc. Bởi lượng phụ phẩm đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam là rất lớn, việc tận dụng nguồn tài nguyên này sao cho hợp lý, tránh lãng phí cũng chính là vấn đề mà cokhitrauvang.com sẽ giải quyết giúp bà con qua bài viết dưới đây!

Phụ phẩm cây trồng

Để tìm hiểu về những cách xử lý phụ phẩm cây trồng, trước tiên hãy trả lời một số thắc mắc thường thấy của bà con.

CÂU HỎI 1: Phụ phẩm cây trồng là gì và khác gì với sản phẩm cây trồng?

Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn.

Vỏ trấu

Phụ phẩm cây trồng là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng. Phụ phẩm cây trồng bao gồm các loại: vỏ lạc, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu tương, củi…

CÂU HỎI 2: Tầm quan trọng của phụ phẩm cây trồng?

Ở nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, phụ phẩm trong nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

bẹ ngô

CÂU HỎI 3: Cần xử lý phụ phẩm cây trồng như thế nào?

Phụ phẩm cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón, sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan.

Một số cách xử lý:

+ Cày vùi hoặc phay;

+ Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;

xử lý phụ phẩm cây trồng

+ Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ đất;

+ Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;

+ Phơi khô.

Chi tiết những cách xử lý phụ phẩm cây trồng

1.Cày vùi hoặc phay 

Các loại phế phẩm cây trồng có được sau khi thu hoạch sẽ không cần phải đem đốt ngay ra ô nhiễm môi trường mà có thể đem cày vùi vào đất.

phương pháp cày vùi

Việc cày vùi rơm rạ vào đất sẽ tạo cho đất có nhiều chất hữu cơ, giúp cho cây lúa bén rễ tốt hơn, duy trì lượng đạm trong đất. Tất cả rơm rạ hoặc thân cây mềm trên đồng ruộng được băm nhỏ bằng các máy băm sơ dừa, rơm rạ, rau củ, cành cây.

2.Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống

Với cách làm này bà con thu được nhiều cái lợi: tiết kiệm chi phí mua phân bón, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, đặc biệt là tuổi thọ vườn cây và thời gian cho thu hoạch kéo dài dẫn đến chu kỳ kinh tế cũng kéo dài nên hiệu quả kinh tế tăng cao.

ép xanh

Sử dụng phụ phẩm từ cây trồng, các loài cây phân xanh được dẫy ra trong quá trình làm cỏ, chăm sóc kết hợp với một ít phân trâu bò tươi và vôi bột đào hố ủ tại chỗ thành một loại phân hữu cơ rất tốt gọi là ép xanh để bón cho các vườn cây ăn quả lâu năm (cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, hồng…), cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, chè…) đưa lại kết quả rất tốt.

3.Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống 

Với mô hình xử lý phụ phẩm, sau 2 tháng ủ, phân sẽ tơi và có màu nâu đen, không còn mùi hôi, không nóng và có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh bón cho nhiều loại cây trồng.

Phương pháp ủ làm phân bón

Trong quá trình ủ phân sử dụng chế phẩm Emic và Trichoderma (mua bên ngoài) để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy của đống phân ủ, giảm mùi hôi nhanh chóng. Đặc biệt, các chế phẩm này còn làm cho đống ủ mau tơi, dùng bón cho cây trồng giúp cải tạo đất, đất trồng có độ phì cao hơn, giảm một phần chi phí phân bón vô cơ. Xử lý phụ phẩm cây trồng xử lý phụ phẩm cây trồng 

4.Sử dụng phụ phẩm rơm rạ để trồng nấm 

Trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà thị trường thế giới ngày càng ưa chuộng. 

nấm rơm

Trung bình cứ một tấn lúa có 1,2 tấn rơm, rạ, ngoài ra còn mạt cưa, bèo tây, bã mía… là nguồn nguyên liệu lớn để trồng nấm rơm

Ngoài ra, bã rơm mục sau khi thu hoạch nấm xong, có thể dùng làm phân bón hữu cơ cung cấp lại cho đồng ruộng, làm cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ. Ở nước ta nên phát triển mạnh các cơ sở sản xuất nấm rơm. Nếu người nông dân không thể tự làm nấm được thì thu gom rơm rạ bán cho các cơ sở làm nấm.

xử lý phụ phẩm cây trồng

5.Các giải pháp khác

Ngoài các phương pháp xử lý phụ phẩm cây trồng có hiệu quả kinh tế rất lớn và hợp vệ sinh nêu trên, trên thực tế ở nước ta còn có nhiều phương pháp xử lý chế biến rơm rạ sau thu hoạch có hiệu quả cao như: Xử lý và ủ rơm rạ phối hợp với một số vật phẩm khác biến rơm rạ thành thức ăn cho trâu bò, gia súc và chăn nuôi cá; phơi khô rơm rạ, xử lý nấm mốc

xử lý phụ phẩm cây trồng

Bài viết trên đây là tổng hợp những cách xử lý phụ phẩm cây trồng phổ biến và dễ làm nhất dành cho bà con. Hi vọng Cơ khí Trâu Vàng có thể hỗ trợ đắc lực cho bà con trên hành trinh làm giàu từ nông nghiệp! xử lý phụ phẩm cây trồng xử lý phụ phẩm cây trồng 

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Thanh lý máy ép cám viên cần lưu ý những điều gì?