TỔNG HỢP các phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp sao cho hiệu quả vẫn luôn là bài toán nan giải đối với nhiều bà con nông dân. Bởi lượng phụ phẩm của nước ta là rất lớn, việc tận dụng nguồn tài nguyên này sao cho hợp lý, tránh lãng phí cũng chính là vấn đề mà cokhitrauvang.com sẽ giải quyết giúp bà con qua bài viết dưới đây!

PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Phế phụ phẩm nông nghiệp là các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp.

Nguồn gốc phát sinh phế phụ phẩm nông nghiệp từ việc trồng các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực phẩm…Các phế phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là cùi ngô, bẹ ngô, xơ dừa, rơm, rạ, vỏ trấu, mùn cưa, bã mía, phân chuồng… 

phế phụ phẩm nông nghiệp

Hiện nay, nhiều nơi bà con không còn chú trọng đến việc tái sử dụng những phế phụ phẩm nông nghiệp, vì thế những phụ phẩm nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Để nông nghiệp phát triển bền vững cần gắn với tăng trưởng xanh, phế, phụ phẩm trong nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Vì thế cần có những phương pháp tối ưu nhất để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tránh lãng phí.

rơm rạ

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Phương pháp cày vùi, phay

Đây là phương pháp nhanh nhất đối với xử lý phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là rơm, rạ. Việc cày vùi rơm rạ giúp bổ sung hữu cơ cho đất, tăng chất hữu cơ và độ tơi xốp đồng thời hạn chế tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

phương pháp cày vùi, phay

Phương pháp ủ phân hữu cơ

Quy trình chế biến phân khá đơn giản. Rơm, rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ. 

ủ phân hữu cơ

Tiến hành xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Biomix – RR, đống ủ có chiều rộng khoảng 2m, cứ mỗi lớp 30cm rơm rạ thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm men phân giải xenlulozo (độ đậm đặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm rạ sao cho khi ủ rơm rạ có độ ẩm là 50%). Bổ sung thêm phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ âm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu.

ủ phân hữu cơ

Lưu ý phải đậy kín đống ủ bằng bạt đảm bảo nhiệt độ duy trì ở mức 40 độ C

Mô hình trồng nấm từ rơm

Nghề trồng nấm có những ưu điểm nổi bật: đầu tư ban đầu thấp, lãi suất cao, dễ thu hồi vốn, thị trường tương đối ổn định.

Nguyên liệu trồng nấm là các phế phụ phẩm từ nông nghiệp có sẵn như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa, lõi ngô, phân chuồng…Vì vậy, hầu hết các hộ nông dân đều có khả năng tham gia trồng nấm được.

mô hình trồng nấm

Phụ phẩm nông nghiệp rơm, xơ dừa, lõi ngô,.. chặt hoặc nghiền thành khúc nhỏ cho vào bể chứa nước vôi, ngâm, rồi đem ủ trong vòng 8 ngày. Sau 8 ngày đem rơm đã ủ ra chờ ráo nước, rồi cho vào bịch nilon (có kích thước 15 x 20cm) và cấy meo vào bịch.

Phương pháp gas sinh học – biogas

Để tận dụng nguồn phế phụ từ chăn nuôi, ngoài các hộ, trang trại chăn nuôi tự xây dựng hầm biogas. Hiện nay phương pháp này ngày càng phổ biến nhất là ở các hộ gia đình chăn nuôi cỡ vừa.

Biogas

Lượng chất thải vật nuôi thải ra mỗi ngày sẽ được thu gom và dẫn về xử lý lại bể chứa của mô hình biogas thông qua hệ thống ống dẫn được dẫn trực tiếp từ chuồng trại chăn nuôi đến bể chứa. Chất thải sẽ được xử lí bởi vi khuẩn, vi sinh vật hóa lỏng và xảy ra quá trình kỵ khí. 

Khi quá trình kỵ khí xảy ra sẽ tạo nên các loại khí sinh ra từ quá trình này. Lượng khí gas sinh ra này để phục phụ cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình từ nấu ăn, thắp sáng cho đến sưởi ấm…

Các phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp khác

Ngoài các phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp được nêu ở trên, hiện nay còn rất nhiều phương pháp khác vừa đơn giản lại đem lại hiệu quả cao, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có vô cùng khổng lồ này: xử lí làm nguyên liệu phát triển một số ngành nghề thủ công, sản xuất than sinh học; làm thức ăn cho gia súc ( trâu, bò,…); đệm lót sinh học trong chăn nuôi,…

xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

Các hình thức sử dụng, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp này đã góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát khí thải nhà kính…

Trên đây là những phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp phổ biến, dễ thực hiện đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Cơ khí Trâu Vàng chúc bà con sớm áp dụng thành công, giúp tận dụng nguồn nguyên liệu lớn từ phế phẩm nông nghiệp, vừa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm.

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Thanh lý máy ép cám viên cần lưu ý những điều gì?