Kỹ thuật trồng cà phê cho năng suất cao nhất

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại cà phê sạch, an toàn mà chất lượng. Vậy kỹ thuật trồng cà phê hiệu quả là như thế nào? Và để đảm bảo được năng suất cao ổn định, chất lượng thì cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cụ thể ra sao? 

Vậy thì xin mời quý bà con cùng xem bài viết dưới đây của cokhitrauvang.com để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trồng cà phê nhé! 

Từ A-Z kỹ thuật trồng cà phê đem lại hiệu quả cao

1.Chọn giống cà phê chất lượng

Một số giống cà phê mới cho năng suất cao được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo trồng đó là: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8,TR9, TR11, TR12, TR13 hoặc giống lai TRS1 của cà phê vối và TN1, TN2 của cà phê chè.Cây cà phê giống phải được tuyển chọn thật kỹ và đảm bảo nguồn gốc là các hạt giống, chồi ghép được các cơ quan có chuyên môn công nhận.

2. Chuẩn bị đất trồng cà phê 

  • Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.
  • Nếu phải trồng lại trên chu kỳ trước đã trồng cà phê thì phải trồng cây cải tạo đất như các cây họ đậu từ 2-3 năm.

trồng cà phê

  • Đất chu kỳ trước đã bị bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác.

3. Thiết kế vườn cây

Vườn cà phê thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau:

Thâm canh tăng năng suất lâu dài * Bảo vệ đất chống xói mòn * Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió nóng, bão) * Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển. * Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi dưới 15%).

Tuỳ theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50x100m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6m.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chú ý thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình đồng mức (vành nón), trồng cà phê theo kiểu nanh sấu, trồng các băng cây chống xói mòn.

Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy nhiên phải trồng theo đường đồng mức.

4. Đào hố, trộn phân lấp hố 

Kích thước hố đào: Đất tốt đào dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Đất xấu đào dài 50cm, rộng 50cm và sâu 60cm.

Trộn phân lấp hố: Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Trộn phân, lấp hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ 10-15 kg, phân lân 0,5 kg.

5. Khoảng cách, mật độ trồng

  • Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

  • Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

6. Thời vụ trồng

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất. Những vùng có nước tưới thì có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước.

7. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước. Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.

Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây. Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.

8. Tủ gốc, che gốc 

Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét.

9. Chăm sóc cà phê

9.1. Trồng dặm

Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.

9.2. Trồng xen trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản các vườn cà phê cần trồng xen những cây trồng khác để bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Các cây trồng xen có thể sử dụng là: lạc, đậu đỗ các loại. Cây, cành, lá của cây trồng xen dùng làm nguyên liệu tủ gốc.

9.3. Cây che bóng và đai rừng chắn gió

Cây che bóng tạm thời:

Trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng, cốt khí, đậu săng…

Cây che bóng lâu dài:

Trồng cây keo dậu, khoảng cách trồng 5m x 6m. Sau khi cây lớn thì tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m (cứ 2 cây tỉa đi 1 cây). Chú ý cây bóng mát trồng vào giữa vị trí của 2 cây cà phê trong thời kỳ cà phê ở thu hoạch thì bộ tán của cây che bóng phải cao cách bộ tán cây cà phê từ 2,5-3m.

Đai rừng chắn gió:

Xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 độ.

Đai rừng rộng 9 m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1 m và cây cách cây 3 m. Hai bên mép đai rừng trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, nhãn, vải, xoài…

9.4. Bón phân cho cà phê

Cần tiến hành bón phân đúng vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà phê để thu hiệu quả cao nhất:

– Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc phân N, P, K.

– Bón đúng và đủ lượng để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho từng giai đoạn của cây.

– Đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa phân vi lượng, trung lượng và đa lượng bằng cách bón vào đất hoặc phun lên lá tùy theo loại phân. Phân chuồng đã ủ hoai mục bón vào các rãnh đào sâu từ 15 – 20cm và dọc theo bồn cây với độ rộng của rãnh 30cm. Sau khi bón phân xong cần lấp đất phủ lên bề mặt. 

9.5. Tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê 

Tỉa cành: Chỉ nên cắt tỉa một đoạn cành đã và đang mang quả hoặc cành tư mới hình thành. Loại bỏ những chồi vượt không đậu quả. Giữ lại hoa của những cành đã mọc từ năm trước.

Tỉa cành đều đặn 2 lần/năm sau khi thu hoạch và lần 2 vào tháng 6,7. Cây thường xuyên ra chồi vượt nên cần cắt tỉa chồi thường xuyên. Loại bỏ những cành: mọc sát đất, mọc đan vào thân chính, cành vòi voi, cành mọc sát thân chính, cành mọc thành chùm, cành mọc sát thân chính ở đỉnh tán.

10. Thu hoạch cà phê 

Bà con có thể tiến hành thu hoạch cà phê làm 3 đợt, căn cứ vào tỉ lệ quả chín trong vườn.

  • Đợt 1 khi vườn có từ 20 – 25% quả chín
  • Đợt 2 khi vườn chín rộ (>50% quả chín)
  • Đợt 3 thu vét, sau đợt 2 khoảng 20 ngày

Bà con có thể sử dụng tay để tuốt quả chín bằng cách tuốt theo chiều từ gốc ra ngọn của cành. Trong trường hợp chùm có cả quả chín và xanh thì nên tuốt chừa lại những quả xanh trên cành. Trải bạt dưới gốc cây để tiện cho quá trình thu gom. Sau khi tuốt xong cần loại bỏ lá cây, cành khô trong đống quả rồi mới tiến hành đóng bao và đem phơi.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bà con đầy đủ những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng cà phê. Chúc bà con có thể áp dụng thật thành công vào hộ gia đình và có những vụ cà phê bội thu! 

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Giá kéo cắt cành bằng pin cập nhật mới nhất tháng 12/2023