Quy trình trồng lúa

Lúa là cây lương thực chính đóng vai trò quan trọng trong viêc cung cấp dinh dưỡng cho nhiều quốc gia trên thới giới nói chung. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều biến đổi trong khí hậu và môi trường khiến sâu bệnh ngày càng nhiều, khó phòng trừ làm giảm năng suất lúa. 

Qua bài viết dưới đây, cokhitrauvang.com sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình trồng lúa. Kính mời quý bà con theo dõi!

Thời vụ trồng lúa tốt nhất

Do nước ta có sự phân hóa khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam nên cách phân chia vụ lúa cũng có sự khác nhau giữa các miền. Tuy nhiên bà con cần chú ý tới 2 thời vụ trồng lúa tốt nhất:

Vụ đông xuân

Quy trình trồng lúa ở vụ xuân có hai phương án canh tác là vụ xuân chính và vụ xuân muộn. Với từng lựa chọn canh tác, thời gian thực hiện cũng có những yêu cầu riêng.

  • Vụ xuân chính: thời gian gieo mạ khoảng từ 25/12 – 05/01 hàng năm với tuổi mạ cần đảm bảo là 5 – 6 lá. Thời gian cấy khoảng từ 01 – 15/02.
  • Vụ xuân muộn: thời gian gieo mạ vào khoảng 01/02 – 15/02 hàng năm với tuổi mạ đảm bảo là 2 – 3 lá, thời gian thực hiện cấy sẽ là từ 15 – 29/02. 

Quy trình trồng lúa

Vụ hè thu

Vụ hè thu là một trong những mùa lúa chính được canh tác hầu hết ở các khu vực trong năm. Sau mùa lúa đông xuân, đất sau thu hoạch còn tồn tại nhiều mầm mống sâu bệnh, các hóa chất từ mùa vụ trước sót lại. Thế nên đối với vụ hè thu, bà con cần chú ý làm kỹ đất ruộng để diệt triệt để nguồn bệnh từ mùa trước.Quy trình trồng lúa

Ngoài ra, bà con cũng nên chú ý bổ sung nguồn dưỡng chất cho đất để đất được phục hồi và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.

Quy trình trồng lúa đúng kỹ thuật

Sau đây, Trâu Vàng sẽ gợi ý cho bà con quy trình trồng lúa đúng kỹ thuật áp dụng cho cả trồng lúa vụ đông xuân và trồng lúa vụ hè thu.

Làm đất

Bước đầu tiên của quy trình trồng lúa là làm đất. Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch.  Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hoặc làm ải).

Dòng sản phẩm Máy xới đất giúp công việc làm đất trong quy trình trồng lúa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Công dụng của máy là xử lý đất giúp đất cấy thông thoáng, tơi xốp nhằm giữ ẩm cho cây lúa phát triển tốt nhất.

Máy xới đất

Chọn giống lúa

Giống lúa là yếu tố đầu tiên trong quy trình trồng lúa quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này.

Bà con cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…

Gieo mạ

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ tiến bộ nên bước gieo mạ trong quy trình trồng lúa bà con hoàn toàn có thể cơ giới hóa việc gieo mạ để tiết kiệm thời gian và nhân công; tăng năng suất lúa lại dễ dàng chăm sóc lúa hơn.Quy trình trồng lúa

Làm mạ khay: bà con sử dụng đất bùn để khô, sàng mịn sau đó cho vào các lỗ nhỏ của khay mạ.  Tưới nước ẩm lên lớp đất. Tiến hành gieo 150 – 200g thóc/ khay. 

Khi cây mầm được 0,5cm thì đem ra vườn ươm chăm sóc, nhiệt độ dưới 15 độ C. Cấp đủ lít nước/khay/ngày. Khi cây mạ đạt 10 – 20cm thì có thể đem gieo cấy. 

Khay mạ có các kích thước khác nhau phù hợp với các loại máy cấy khác nhau:

– Loại kích thước lớn: phù hợp với máy cấy chuyên dụng.

+ Kích thước ngoài: 300 x 600 x 35 mm tương đương 30 x 60 x 3,5cm

+ Kích thước trong: 280 x 570 x 25 mm tương đương 28 x 57 x 2,5cm

– Loại kích thước nhỏ: 200 x 400mm tương đương 20 x 40cm phù hợp với máy cấy tay.

Cấy lúa

Trong quy trình cấy lúa, bà con cần cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm.

  • Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

Quy trình trồng lúa

Bà con có thể tham khảo thêm các dòng máy cấy lúa với năng suất cao, giúp tiết kiệm thời gian cấy từ 3-5 lần so với phương pháp cấy thủ công như: Máy cấy lúa 2 hàng, máy cấy lúa 4 hàng không sử dụng động cơ, máy cấy lúa 6 hàng có động cơ…

Chăm sóc lúa

Để lúa có thể phát triển tốt nhất, bà con cần chú ý đến những bước chăm sóc lúa:

  • Bón phân cho lúa: bà con có thể sử dụng các phương pháp bón phân khác nhau như bón lót và bón thúc. Bón lót cho ruộng lúa có nghĩa là tiến hành bón phân trước khi cấy, gieo sạ. Bón lót trong quá trình làm đất là thích hợp nhất. Đối với phương pháp bón thúc cho lúa là cách bón phân cho lúa vào các thời kỳ sinh trưởng nhất định. Nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt, cho năng suất cao. 

Quy trình trồng lúa

  • Chế độ nước: cần chú ý trong giai đoạn để nhánh đảm bảo có mực nước khoảng 2 – 3cm so với mặt ruộng. Ngoài ra, bà con có thể cho nước ngập ruộng ở mức 10 – 12cm sau đó ngâm trong thời gian khoảng 10 ngày. Sau đó, việc duy trì mức cược ruộng khoảng 3 – 5cm cho tới khi lúa đỏ đuôi mới tháo cạn nước và bắt đầu thu hoạch.
  • Diệt sâu bệnh: Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây lúa bà con cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đồng thời phải thường xuyên thăm đồng để phát thiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý tránh để sâu bệnh hại phát triển thành dịch.

Đối với công đoạn chăm sóc lúa, bà con có thể tham khảo các dòng máy hỗ trợ quy trình này như máy phun phân bón, máy phun thuốc trừ sâu,… nhằm hỗ trợ việc chăm sóc lúa hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn.

Quy trình thu hoạch lúa

Gặt lúa

Bà con cần chú ý xác định đúng thời điểm thu hoạch lúa trong quy trình trồng lúa để tránh bị hao hụt về số lượng và cả chất lượng thóc. Vì nếu thu hoạch quá sớm, tỉ lệ gạo tấm nhiều, gạo nguyên ít. Còn nếu thu hoạch quá muộn, thóc vàng nằm trên đồng dễ bị côn trùng, chim chuột cắn phá. Cây lúa dễ bị đổ nghiêng ngả, giảm năng suất. 

Tuốt lúa

Công đoạn tuốt lúa nhằm tuốt lúa ra khỏi thân cây một cách nhanh chóng và sạch nhất để đem lúa đi chế biến thành gạo. Đối với công đoạn này trong quy trình trồng lúa, bà con có thể tham khảo dòng Máy tuốt lúa hỗ trợ tách hạt lúa ra khỏi thân với tỷ lệ sạch lên đến 98%.

Máy tuốt lúa

Một số lưu ý trong quy trình trồng lúa nước

Lưu ý về đất trồng

Đất lúa bà con phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn. Mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy sử dụng mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

Lưu ý về loại phân bón

Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng trong quy trình trồng lúa và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.

Bà con chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lưu lượng dùng phân bón, không được dùng bừa bãi, quá mức cho phép.

Lưu ý về quá trình chăm lúa

Trong quy trình trồng lúa, bà con cần chú ý bón phân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho lúa; duy trì mực nước vừa phải và thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có những biện pháp kịp thời để xử lý.

Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Nên để canh tác lúa đạt năng suất cao thì cần áp dụng nhiều biện pháp với nhau, phù hợp với từng thời kỳ từng giai đoạn là rất cần thiết.

Sử dụng các loại máy móc hỗ trợ quy trình trồng lúa giúp nâng cao năng suất

Máy cấy lúa 6 hàng 18cm

Đây là dòng máy sử dụng động cơ có sự cải thiện về số lượng mạ có thể cấy so với các dòng máy khác. Khoảng cách giữa các hàng sông là 18cm, máy có thể cấy cùng lúc 6 hàng mạ, mang đến năng suất cao tương đương 6 nhân công lao động trong 1 ngày.Máy trồng lúa

Máy cấy 6 hàng 20cm

Máy cấy lúa 6 hàng 20cm có sự khác biệt giữa khoảng cách các hàng là 20cm. Khi sử dụng máy cấy lúa 6 hàng 20cm có động cơ, bà con chỉ cần lái chứ không cần kéo, từ đó giúp nâng cao hiệu quả cày cấy và cải thiện hiệu suất lao động tối đa.Máy trồng lúa

Sử dụng các loại máy móc hỗ trợ quy trình trồng lúa giúp tiết kiệm thời gian

Máy cấy lúa 2 hàng

Máy cấy mini

Máy cấy lúa 2 hàng là dòng máy cấy không sử dụng động cơ, không tiêu tốn bất kì loại nhiên liệu hóa thạch nào nhưng có khả năng hỗ trợ bà con trong quy trình trồng lúa giúp tiết kiệm thời gian tối đa. 

Máy chuyên dùng để cấy mạ nhổ và có thể cấy được trên tất cả các loại ruộng nước sâu. Mỗi lần máy cấy được 2 hàng, đồng thời đảm bảo độ sâu khi cấy giúp lúa phát triển tốt nhất.Quy trình trồng lúa

Máy cấy lúa 4 hàng không động cơ

Máy cấy lúa 4 hàng

Máy cấy lúa 4 hàng không động cơ có thể cấy đồng thời 4 hàng 1 lúc với cách vận hành đơn giản. Khoảng cách giữa các hàng là 250mm, máy duy trì khoảng cách cấy bằng nhau, đồng thời mạ cấy đảm bảo thẳng, đẹp 100%, mạ không bị gãy. Với dòng máy này, bà con chỉ cần tốn 1 nhân công điều khiển máy nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu cấy lúa phù hợp với các hộ gia đình có quy mô cấy từ nhỏ đến vừa.

Quy trình trồng lúa

Mua các dòng máy hỗ trợ quy trình trồng lúa ở đâu?

Điện Máy Trâu Vàng là một trong những đơn vị cung cấp các dòng máy hỗ trợ quy trình trồng lúa nổi bật. Bà con có nhu cầu sở hữu các dòng máy móc hỗ trợ quy trình trồng lúa xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 0985.486.138 hoặc tới trực tiếp tại các địa chỉ dưới đây để nhận những ưu đãi, hỗ trợ sớm nhất: 

  • Hà Nội: 987 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Đà Nẵng: 108 Nguyễn Thái Bình – P. Hòa Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.
  • Hồ Chí Minh: 299/8D Lý Thường Kiệt – P15 – Quận 11 – Hồ Chí Minh.

hotline

Bài viết liên quan

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Quy trình trồng lúa