Mô hình trồng cây ăn quả HIỆU QUẢ CAO

Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả đang là hướng đi được nhiều địa phương trên cả nước chú trọng chuyển đổi, khi các cây trồng này phù hợp với đồng đất của địa phương và thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi. Đây là một trong những hướng đi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững. 

Xin mời quý bà con hãy cùng cokhitrauvang.com tìm hiểu về mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả qua bài viết dưới đây!

mô hình trồng cây ăn quả

Tác dụng to lớn từ áp dụng mô hình trồng cây ăn quả 

1.   Mang lại giá trị kinh tế cao

Chúng ta có thể thấy rằng, cây ăn quả đa phần là cây lâu năm và có mức giá bán khá cao. Đây được xem là những loại cây có giá trị kinh tế rất cao, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Mặt khác, có nhiều loại cây ăn quả cho trái quanh năm, tăng cao sản lượng thu hoạch cũng như tăng cao giá trị kinh tế.

2.  Tăng cao thu nhập cho người dân

Khi giá trị kinh tế được tăng cao thì thu nhập của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Đa phần, cây ăn quả sẽ có mức giá bán cao và năng suất tốt. Vấn đề này giúp bà con cải thiện được nguồn thu nhập, góp phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, cây ăn quả cũng được trồng ở nhiều nơi để giúp tăng cao nguồn thu nhập cho người dân.

3.  Thu về ngoại tệ

Không chỉ phân phối trong nước mà cây ăn quả tại Việt Nam còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Từ đó thu về đồng tiền ngoại tệ cho đất nước. Việc này rất lợi ích, giúp đất nước ngày càng phát triển, đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế của nước nhà.

4.  Tốt cho sức khỏe

Hầu hết các loại cây ăn quả đều có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu được sử dụng đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe, bảo vệ sức khỏe một cách tự nhiên và an toàn nhất. Theo nghiên cứu, trái cây là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và làm đẹp da.


Như vậy, cây ăn quả mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết được lợi ích khi trồng cây ăn quả.

Một số loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao

1. Thanh Long

Tại sao quả Thanh long lại cho nhiều lợi ích? Bởi Thanh Long chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng, gồm vitamin B1, B2, B3, C,… Các dưỡng chất này có tác dụng giúp giảm cân, ngừa oxy hóa và chống táo bón rất hiệu quả. Đồng thời, Thanh long có có tính mát, ngăn ngừa tình trạng nóng trong người và rất tốt cho sức khỏe.

2. Bưởi da xanh 

Bưởi da xanh là giống bưởi đặc sản và phổ biến tại tỉnh Bến Tre. Đặc điểm của bưởi da xanh là trái bưởi có dạng hình cầu, vỏ màu xanh lá mướt hoặc màu xanh hơi bị ngả vàng khi trái bưởi chín. Bưởi da xanh có vị ngọt thanh, nhẹ không chua lắm cho dù quả chưa chín tới, mùi thơm thoảng rất phù hợp để chưng trong nhà trước khi chín. Giá bưởi da xanh dao dộng trong khoảng 12 000 – 15 000 đồng/kg.

3. Vải Thiều 

Vải thiều là giống có kích thước quả bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay, dạng quả hơi tròn. Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Quả nặng 18 – 20g, tỷ lệ cùi 72 – 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. 
 

4. Sầu riêng 

Hiện nay, ở nước ta có hơn 200 giống sầu riêng khác nhau, tuy nhiên hiện nay giống sầu riêng Ri6 đang được bà con trồng nhiều nhất, với chất lượng quả ngon năng suất kinh tế cao, lượng quả ổn định trung bình mỗi cây cho 150 quả/năm, mang về lợi nhuận cho bà con nông dân, mỗi năm thu về khoảng 500 – 600 triệu đồng/ha.
Ngoài ra cũng còn rất nhiều loại quả các đem lại hiệu quả kinh tế cao bà con có thể tham khảo và xem xét xây dựng mô hình trồng cây ăn quả tuỳ thuộc vào điều kiện gia đình cũng như các đặc điểm sinh thái địa phương như: nho, xoài, nhãn, cam,…

Mô hình trồng cây ăn quả thông minh 

Đã không ít bà con bị thua lỗ nặng vì thiếu kinh nghiệm và thiếu hiểu biết. Có thể nói rằng đây là loại cây dễ trồng, tuy nhiên, nếu không nắm vững được mô hình trồng cây ăn quả thì hiệu quả sẽ không thể cao, năng suất không như mong muốn, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp thì rủi ro sẽ rất lớn.

Đối với cây ăn quả lâu năm

Cây ăn quả sẽ được phân ra thành nhiều loại, trong đó có cây ăn quả lâu năm như: vải, mít, xoài, chôm chôm,… Với những loại cây này, bà con có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau. Đặc biệt là chúng rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.

Nói một cách dễ hiểu là cần bón phân đúng liều lượng vào từng giai đoạn phát triển của cây. Đồng thời, cần phải kết hợp làm sạch cỏ ở quanh gốc cây để cây phát triển tốt nhất.

Đối với cây ăn quả ngắn ngày

Những loại cây ăn quả ngắn ngày như: dưa hấu, đu đủ,… Khác hẳn với những loại cây lâu năm, cây ngắn ngày rất kén đất, chúng rất dễ bị chết khi trồng ở vùng đất không phù hợp. Cây ngắn ngày thường có bộ rễ rất yếu, không phát triển quá sâu.

Do đó, để hạn chế tối đa các mầm bệnh đến rễ, bà con cần bón vôi khi xứ lý đất. Đồng thời, khi xuống giống, bà con cần có kỹ thuật chăm sóc thật kĩ. Đặc biệt là khâu chọn cây giống phải cẩn thận để tránh trường hợp cây giống không đảm bảo chất lượng thì cây cũng không thể cho năng suất cao.

Đối với cây ăn quả có múi

Cây ăn quả có múi rất cần nước. Đặc biệt, vào giai đoạn ra hoa và kết trái, bà con cần phải cung cấp nguồn nước tưới thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn không thể để cây bị ngập úng dẫn đối thối rễ.


Để tăng thêm thu nhập trong giai đoạn cây có múi còn nhỏ, bà con có thể trồng xen cây ổi hoặc cây rau màu. Về lượng phân bón, mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần một hàm lượng phân NPK phù hợp.

Cách chăm sóc cây ăn quả 

Cách bón phân cây ăn quả – bước đầu trong mô hình trồng cây ăn quả 

  • Bón sau khi thu hoạch:

Vào giai đoạn này, bà con nên bón nhiều đạm và lân để thân và lá được phục hồi nhanh chóng. Bón khoảng 10 – 20kg/1 gốc.

  • Trước khi cây ra hoa:

Đây là thời điểm bà con cần bón phân lân và kali cao. Bởi bón trước khi cây ra hoa sẽ giúp vây có khả năng phân hóa mầm hoa tốt. Đồng thời quá trinh thụ phấn cũng đạt hiệu quả cao.

  • Khi cây đậu trái:

Giai đoạn cây đậu trái và trái đang trong giai đoạn phát triển, bà con cần bón lượng phân bón với hàm lượng phù hợp nhất.

  • Trước khi thu hoạch quả 2 tháng:

Để tăng chất lượng cho quả, bà con hãy bón phân NPK vào khoảng thời gian trước 2 tháng thu hoạch nhé.

Tỉa cành và tạo tán

Việc tỉa cành sẽ được thực hiện hàng năm sau khi đã thu hoạch. Đồng thời, khi cây ăn quả cao khoảng 0,5m thì bà con tiến hành tạo tán, cắt bỏ phần ngọn  để mầm được kích thích phát triển.


Ngoài ra, bà con cần làm cỏ sạch xung quanh gốc cây, chỉ để lại cỏ dại ở trong khu vườn, cách xa gốc để giúp giữ ẩm cho đất hay chống rửa trôi dưỡng chất của đất vào mùa mưa. Tuy nhiên, không được để cỏ dại phát triển quá cao, sẽ cạnh tranh hết ánh sáng của cây ăn quả nhé.

Thu hoạch và bảo quản cây ăn quả

Đối với cây ăn quả, bà con sẽ thu hoạch vào những ngày trời nắng ráo để quả không bị ẩm thối. Trong quá trình hái quả, cần phải nhẹ nhàng, không được làm xước vỏ hay làm dập quả.


Sau khi thu hoạch xong, bà con hãy bảo quản cây ăn quả ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Để đảm bảo chất lượng quả, không nên để quả đã thu hoạch quá 15 ngày.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về mô hình trồng cây ăn quả mà bà con có thể tham khảo. Mong rằng bà con có thể áp dụng thành công mô hình này và đạt được lợi nhuận cao trong sản xuất nông nghiệp thời đại mới! mô hình trồng cây ăn quả 

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Giá kéo cắt cành bằng pin cập nhật mới nhất tháng 12/2023