Các mô hình nuôi dê phát triển nhất 2022

Nuôi dê để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì mô hình nuôi dê và trang trại nuôi có vai trò rất quan trọng. Vì vậy bà con cần chọn mô hình nuôi dê phù hợp cùng cách nuôi hiệu quả. Bài viết ngay sau đây Cokhitrauvang.com sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về mô hình nuôi dê phổ biến hiện nay!

mô hình nuôi dê

Các mô hình nuôi dê phát triển nhất hiện nay

Mô hình nuôi dê thâm canh

Mô hình nuôi dê thâm canh này phù hợp với những nơi không có điều kiện chăn thả, nhưng lại có khả năng đầu tư thâm canh cao, gần các đô thị, thị trường tiêu thụ… Với mô hình dê thâm canh được nuôi nhốt, đầu tư thâm canh tại chuồng là chủ yếu.

Nguồn thức ăn áp dụng cho mô hình này rất đa dạng và phong phú. Nguồn thức ăn cần đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng cho dê bao gồm các loại thức ăn tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng như đạm, đường, muối khoáng, vi lượng và sinh tố…

mô hình nuôi dê thâm canh

Ngoài ra, thức ăn thô xanh như lá cây, cỏ tự nhiên hoặc trồng cỏ voi, cỏ sả, các loại lá cây giàu đạm như cây kẹo dậu, thân, ngọn, lá mía và các phụ phẩm nông nghiệp… đều là nguồn thức ăn tốt cho dê.

Có thể thấy, mô hình nuôi dê thâm canh việc quản lý đàn dê và công tác nhân giống được tiến hành theo cá thể dễ dàng trên cơ sở theo dõi, ghi chép kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của đàn giống.

Mô hình nuôi dê quản canh

Mô hình nuôi dê quản canh phổ biến ở những vùng trung du và miền núi hoặc những nơi đất đai rộng rãi, có nhiều cỏ, cây…

Dê được nuôi chăn thả hoàn toàn theo bầy đàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lọc  những loại thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng. Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm một lượng thức ăn nhất định tại chuồng vào ban đêm như: thức ăn tinh hỗn hợp, tấm cám ngũ cốc các loại, khoai, sắn, củ quả các loại… thức ăn bổ sung đạm (xác sắn, bã đậu, hèm bia rượu…), muối, khoáng và cỏ, lá, phế phụ phẩm nông nghiệp khác…

mô hình nuôi dê quản canh

Mô hình nuôi dê quản canh cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc… thấp hơn nhiều, nên hiệu quả kinh tế vẫn cao.

Việc quản lý đàn và công tác nhân giống dê theo cá thể. Phương thức này áp dụng để nuôi dê lấy thịt.

Những lưu ý trong quá trình chăn nuôi dê

Về giống dê

Có rất nhiều giống dê được bà con chăn nuôi hiện nay, người chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đầu tư, phương thức, kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ để lựa chọn giống cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ngoài giống dê Cỏ, dê Bách Thảo là giống được nuôi khá phổ biến tại các nông hộ thì còn có các giống dê được nhập từ các nước về như: (dê Beetal, dê Saanen, dê Alpine, dê Boer) để lai tạo với dê cái Bách Thảo hoặc nền (Bách Thảo x Cỏ) đều cho năng suất cao.

mô hình nuôi dê

Về cách chăm sóc

Để cho đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt người chăn nuôi cần có kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn:

  • Với dê con sau khi đẻ cần phải được lau khô mình, cắt rốn, sát trùng cuống rốn và đưa vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho khô ấm bên cạnh mẹ.
  • Sau khi đẻ 20 -30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay, bởi trong sữa đầu có nhiều dinh dưỡng nhất là có kháng thể giúp dê con mau lớn và phòng tránh được bệnh tật. Tập cho dê ăn cỏ, lá non lúc 2 tuần tuổi và thức ăn tinh lúc 4 tuần tuổi.
  • Trong 2 tháng đầu nên nuôi nhốt tại chuồng và bổ sung thêm thức ăn tinh từ 30 – 35gam/con/ngày (dê từ 28 – 45 ngày); 50 – 100 gam/con/ngày (dê 46 – 90 ngày).

Ngoài ra, bà con cần thường xuyên quét dọn chuồng trại đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, nếu thời tiết quá lạnh phải sưởi ấm cho dê con.

Công tác phòng bệnh

Công việc phòng bệnh cho dê hết sức quan trọng trong quá trình chăn nuôi, người nuôi dê cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y phòng bệnh cho đàn dê nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra, giúp đàn dê sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt.

tiêm phòng

Chuồng trại phải luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, mùa đông ấm, màu hè thoáng mát. Định kỳ 1 tháng 2 lần dùng vôi bột, thuốc sát trùng tiêu độc khử trùng chuồng trại. Tẩy giun sán định kỳ cho dê 7 – 9 tháng 1 lần, tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra như: tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, đậu dê, lở mồm long móng.

Trên đây là mô hình nuôi dê phổ biến nhất hiện nay và cách chăm sóc dê mf chúng tôi muốn gửi đến tất cả bà con. Chúc bà con có mô hình chăn nuôi dê như mong muốn!

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Thanh lý máy ép cám viên cần lưu ý những điều gì?