Cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình đúng kỹ thuật

Chăn nuôi lợn là mô hình chăn nuôi vốn dĩ quen thuộc với bà con. Nhưng để xây chuồng lợn như thế nào là đúng kỹ thuật chắc hẳn còn nhiều người chưa nắm rõ. Vậy trong bài viết này, Trâu Vàng xin cùng phân tích với bà con cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất.

cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình 

Xây chuồng lợn ở vị trí như thế nào?

Đất nền khô thoáng

Lợn là giống thích ở nơi khô ráo, nên chuồng lợn phải xây trên khu đất cao ráo, mùa mưa bão không bị úng ngập. Nếu nền đất làm chuồng quá ẩm thấp lợn sẽ dễ bị bệnh, vì đây là môi trường sống của loại vi trùng, vi khuẩn và ruồi nhặng, chuột bọ,… 

Xung quanh khu vực chuồng nuôi cần phải tạo hệ thống mương rãnh để thoát nước một cách dễ dàng. Nên xây chuồng lợn nghiêng 1-2% về phía cống thoát nước để nước chảy nhanh, mau ráo mỗi khi dọn dẹp.

Mặt tiền chuồng nuôi

Mặt tiền chuồng nuôi lợn nên thiết kế quay về hướng Đông hoặc hướng Đông Nam là tốt nhất.

Mặt tiền chuồng quay về hướng Đông sẽ nhận được ánh nắng sáng chiếu vào giúp chuồng khô ráo, ấm áp. Trong ánh nắng sáng có tia cực tím giúp cơ thể lợn tự tạo được vitamin D3 cần thiết cho sự phát triển khung xương, giúp lợn phát triển, sinh trưởng tốt. Ánh nắng sáng cũng góp phần tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong chuồng heo, giúp môi trường sống của heo được tốt hơn.

cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình

Mặt tiền chuồng quay về hướng Đông Nam, hằng ngày chuồng sẽ đón nhận được ánh nắng sáng chiếu vào, đồng thời cũng nhận được ngọn gió nồm thổi vào mát mẻ. 

Cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình

Các nguyên vật liệu làm chuồng

Tùy thuộс vào quy mô của đàn lợn νà tính ngắn hạn hay dàі hạn của mô hình mà bà con có thể lựa chọn vật liệu làm chuồng. Nếu bà con nuôi lợn trong ngắn hạn, số lượng lợn ít thì có thể xây chuồng tiết kiệm bằng cách tận dụng các vật liệu rẻ tiền tự nhiên như tre nứa, gỗ ván…

Nếu bà con muốn nuôi lâu dài, thì hãy đầu tư các vật liệu bền chắc như gạch, bê tông, tôn, fibro xi măng, ngói…

Mái chuồng 

Nên lợp bằng tôn lạnh, hoặc ngói. Mái cần có độ dốc cần thiết để tránh dột, và phải cao hơn 3m so với mặt nền chuồng như vậy mới tạo được sự thông thoáng, mát mẻ. Tránh ngột ngạt, nóng bức quá sẽ gây hại cho sức khỏe của đàn lợn. Cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình này cũng mang lại sức khoẻ cho lợn và tránh bệnh tật.

Vách chuồng 

Vách nên được xây bằng gạch, quét xi măng kỹ. Tuỳ theo khí hậu của mỗi vùng mà vách chuồng có thể xây cao lên tận mái để ngăn ngừa gió lạnh bên ngoài tràn vào hoặc chỉ xây lưng chừng. Hai đầu hồi nên có cửa chống để giúp không khí trong chuồng được thông thoáng hơn vào ban ngày, và ban đêm thời tiết lạnh sẽ đóng cửa chống xuống. Vách ngăn giữa các chuồng có thể xây cao 1m hay 1,2m tuỳ vào heo nuôi có kích thước lớn hay nhỏ.

cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình

Nền chuồng 

Với cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình bà con nên tráng xi măng hoặc đổ bê tông để đủ sức chịu được sức phá của lợn. Nền chuồng cần có độ nhám cần thiết nhất là ở chuồng lợn nái. 

Cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình tốt nhất với số lượng ít

Nuôi lợn với số lượng ít bà con nên làm chuồng một dãy, hay còn gọi là chuồng một mái. Chuồng một mái thì dễ chọn hướng thích hợp, đó là hướng Đông hay Đông Nam. 

cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình

Chiều dài của chuồng tùy vào chiều dài sẵn có của vị trí đất hoặc nhu cầu theo quy mô chăn nuôi. Dãy chuồng chia ra nhiều ngăn, kích thước mỗi ngăn rộng hẹp ra sao còn tuỳ vào việc để nuôi heo nái, heo thịt, hoặc heo con … Trung bình diện tích 0,8 – 1m2 /con.

Trên đây là 1 số chia sẻ của Trâu Vàng về cách xây chuồng lợn cho hộ gia đình, bà con có thể tham khảo và thực hiện theo. Chúc bà con chăn nuôi thành công! 

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Giá kéo cắt cành bằng pin cập nhật mới nhất tháng 12/2023