Cách làm chuồng gà con đúng kỹ thuật

Gà con mới nở là giai đoạn nhạy cảm, rất cần lưu tâm để gà con dần dần xây dựng sức khỏe, sức đề kháng ổn định mới có thể phát triển tốt. Vậy cách làm chuồng gà con như thế nào là hợp lý, nhất là giai đoạn gà mới nở? Hãy cùng cokhitrauvang.com tìm hiểu cách làm chuồng úm cho gà con mới nở đúng kỹ thuật nhất nhé!

cách làm chuồng gà con

Cách làm chuồng gà con mới nở

Cách làm chuồng gà con rất cần kiến thức và kỹ thuật để gà con có được sức khoẻ ban đầu tốt ngay sau khi nở. Trước khi làm chuồng úm bà con nên lựa chọn vị trí đặt chuồng thích hợp, nên chọn các vị trí xa các chuồng gia súc, gia cầm khác, sạch sẽ, khô thoáng để tránh mầm bệnh. Sau đó hãy chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành cách làm chuồng gà con như sau:

cách làm chuồng gà con

Nguyên liệu 

  • Cót ép hoặc bạt để làm vách, che chắn chuồng úm
  • Nẹp tre + dây thép để tạo hình, cố định vách chuồng úm
  • 1 – 2 thanh tre dài để gác, mắc bóng đèn
  • Trấu dùng để lót dưới nền chuồng
  • Chiếu cói hoặc bạt để phủ bên trên chuồng úm
  • Bóng đèn dây tóc hoặc bóng hồng ngoại để sưởi ấm gà con.

Cách thực hiện

Có 2 cách quây chuồng cơ bản là dạng chữ nhật (hoặc vuông) và dạng hình tròn, bà con nên lựa chọn xem cách quây chuồng thế nào để phù hợp hơn đối với gia đình mình.

Bước 1: Quây chuồng và cố định

Nếu sử dụng cót ép thì bà con có thể quây chuồng thành hình tròn rất đơn giản chỉ cần độ cao của chuồng từ 0,5 – 0,7m, và quây kín vòng để tránh được gió lùa và các chuột, bọ, côn trùng và chuồng, diện tích quây úm không rộng quá 6 mét vuông và mật độ trong chuồng 60 con/mét vuông.

cách làm chuồng gà con

Nếu bà con muốn quây thành chữ nhật thì trước hết bà con cần đo diện tích chuồng úm rồi cắt các tấm cót ép theo kích thước phù hợp đã được tính toán trước. Rồi ghép 4 tấm cót ép này lại với nhau là có thể tạo thành một chuồng úm hình chữ nhật (vuông) đúng kích thước. Hoặc với bạt, bà con cũng áp dụng trình tự tương tự để quây chuồng. Cần dùng nẹp tre nẹp 4 cạnh của 4 tấm cót ép hoặc bạt và nẹp thêm ở giữa để tạo thành khung chắc chắn cho chuồng úm.

Bước 2: Lót chuồng

Trấu thường là loại được sử dụng để lót chuồng quen thuộc nhất. Bà con sẽ trải trấu bên trong chuồng quây úm. Độ dày của trấu nên dày 10-12cm. Việc lót trấu này có tác dụng giúp gà con không bị lạnh chân và giúp điều hòa nhiệt độ bên trong chuồng úm để gà con không bị nóng hay lạnh quá.

Bước 4: Mắc bóng đèn và che chắn chuồng

Dùng 1-2 thanh tre đã chuẩn bị sẵn để gác lên bên trên của quây úm mắc bóng đèn. Nếu bà con thấy bóng đèn công suất cao sẽ làm nóng gà con thì có thể treo bóng đèn cao hơn.

Bên trên chuồng úm, bà con có thể phủ bạt nilion, chiếu cói hay cót ép đều được. Như vậy sẽ tránh được gió lùa và có thể che kín hoặc để hở một phần giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong chuồng úm.

cách làm chuồng gà con

Như vậy là bà con đã hoàn thành cách làm chuồng gà con đơn giản, đúng kỹ thuật. 

Một số lưu ý khi áp dụng cách làm chuồng cho gà con:

  • Làm chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát, cần tính toán vị trí làm chuồng phù hợp với quy mô chăn nuôi
  • Khu nuôi phải thuận tiện về điện nước. Cần được giữ ấm và mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, tránh được mưa gió.
  • Các yếu tố về mật độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà con trong quá trình nuôi úm. Nên cần cân nhắc để làm chuồng phù hợp.

Trâu Vàng hy vọng có thể hỗ trợ được bà con phần nào trong chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao. Chúc bà con thành công với cách làm chuồng gà con nhanh lớn chúng tôi chia sẻ trên đây.

Từ khóa:

BÌNH LUẬN : Thanh lý máy ép cám viên cần lưu ý những điều gì?